
Những ngày qua, câu chuyện về 3 trẻ mầm non bị bỏng nặng trong giờ học kỹ năng phòng chống cháy nổ ở Hà Nam đã gây bức xúc rất lớn trong dư luận. Câu chuyện về dạy các kỹ năng sống cho trẻ lại tiếp tục được quan tâm hơn bao giờ hết.\r\n

Tồn trữ hóa chất trong điều kiện không đảm bảo an toàn; giao thông phục vụ chữa cháy - lối thoát nạn bị trưng dụng làm mục đích khác; không vệ sinh công nghiệp máy móc; hệ thống điện không an toàn… là những lỗi vi phạm phòng cháy chữa cháy (PCCC) phổ biến ở các cơ sở sản xuất hiện nay.\r\n

Từ chỗ xem công tác PCCC là nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát PCCC, người dân đã thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với hoạt động này. Đó chính là nét chuyển biến tích cực nhất trong phong trào “Toàn dân PCCC” ở TPHCM, qua đó ý thức chấp hành pháp luật về PCCC của người dân từng bước được nâng lên.\r\n

Mới đây, lực lượng phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC-CNCH) Công an quận 5 kịp thời tổ chức chữa cháy, giải cứu thành công 2 nạn nhân thoát khỏi vụ hỏa hoạn xảy ra tại nhà dân (số 190 Trần Hưng Đạo, phường 11), mà nguyên nhân gây ra cháy khá bất ngờ.\r\n

Cả nước còn hàng ngàn công trình nguy hiểm về cháy nổ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa được thẩm duyệt thiết kế, hoặc đã thẩm duyệt nhưng chưa nghiệm thu phòng cháy chữa cháy (PCCC).

Phòng Cảnh sát PCCC-CNCH, Công an TPHCM vừa tổ chức hội nghị tập huấn áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn trong công tác quản lý nhà nước về PCCC trên địa bàn TP cho cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm tra an toàn PCCC.

“Trong một lần công tác, tôi nghe nhiều người kể lại sự việc lúc hỏa hoạn xảy ra tại tòa nhà IPC, khi họ đang dự một lớp tập huấn tại đây. Lửa bao phủ, khói mù mịt khiến lớp học hỗn loạn, không ai biết cách di chuyển thoát ra ngoài. Cô giáo là người duy nhất thành thạo kỹ năng thoát nạn. Cô hướng dẫn mọi người men theo tường, ra lối thoát hiểm, nhờ vậy, tất cả học viên thoát nạn. Duy chỉ cô giáo không kịp thoát thân”, Thiếu tá Nguyễn Chí Thành, Phó Đội trưởng Đội Công tác chữa cháy và cứu nạn cứu hộ thuộc Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH (PC07) Công an TPHCM, nhớ lại. Trùng hợp, Thiếu tá Thành chính là người trực tiếp đưa thi thể cô giáo ra ngoài trong vụ cháy thương tâm ấy.\r\n

Những ngày này, cả nước nói chung, TPHCM nói riêng vẫn đang tập trung mọi lực lượng để phòng chống dịch Covid-19. Ngay sau khi TPHCM có chỉ đạo về tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Chính phủ, lực lượng Công an TPHCM, trong đó có Cảnh sát PCCC - CNCH (PC07) đã nhanh chóng vào cuộc một cách quyết liệt, nỗ lực giữ bình yên cho người dân thành phố. \r\n

Bộ trưởng Bộ LĐTB-XH vừa ký ban hành Thông tư số 04/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy, thành viên đội dân phòng, đội PCCC cơ sở và chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC; thay thế Thông tư liên tịch số 52/2015/TTLT-BLĐTBXH-BCA-BTC của Bộ LĐTB-XH, Bộ Công an, Bộ Tài chính. \r\n

Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, giãn cách xã hội được TPHCM thực hiện nghiêm ngặt. Trong hoàn cảnh đó, có một người lính cứu hỏa nhiệt huyết và nghĩa tình, viết đơn xin được tham gia tổ chống dịch Covid-19. Anh là Thượng úy Đỗ Ngọc Đức, lính cứu hỏa Công an TPHCM. \r\n