Đầu tư khoa học kỹ thuật phát triển nghề nuôi yến
Theo báo cáo sơ bộ của Cục Chăn nuôi, hiện nay, cả nước có 32 tỉnh nuôi chim yến với tổng số 4.283 nhà yến. Chin yến được nuôi nhiều nhất tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, tiếp đến Đông Nam bộ, duyên hải miền Trung… Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao mà từ việc nuôi chim yến tự nhiên giờ đã ấp nở nhân t???o được trứng chim yến, có kỹ thuật nuôi chim yến nhân tạo, dẫn dụ, di dời đàn yến, xây dựng nhà… Bên cạnh đó, nhờ cải cách thủ tục hành chính, minh bạch đầu mối quản lý đã giúp cho các doanh nghiệp, hộ tư nhân đăng ký được hoạt động được thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, theo Cục Chăn nuôi, do chưa có các quy chuẩn, tiêu chuẩn về việc phát triển nghề nuôi chim yến dẫn đến nhiều địa phương vẫn còn gặp khó khăn như vẫn chưa xác định được chim yến là vật nuôi hay động vật hoang dã để làm rõ trách nhiệm cơ quan quản lý, ô nhiễm tiếng ồn, quy hoạch vùng nuôi…
Tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp chú trọng đến vấn đề xuất khẩu tổ yến, đặc biệt là xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, theo Sở NN-PTNT Khánh Hòa, đừng quá hướng đến phát triển xuất khẩu mà quên đi việc tập trung vào thị trường trong nước.
Sở NN-PTNT Khánh Hòa cho biết nhờ vào chế biến sản phẩm từ tổ yến mà tỉnh Khánh Hòa đã tạo công việc làm cho 9.000 lao động. Nếu tổ yến nhiều thì đồng nghĩa người dân Việt Nam có thể dùng sản phẩm từ yến với giá “mềm” để nâng cao sức khỏe.